04/04/2017

ảnh trường 1

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRỰC CHÍNH

GIAI ĐOẠN 2011 – 2016 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2021

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trường THCS Trực Chính được thành lập từ năm 1968. Từ khi thành lập đến nay, trường đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chính trị, kinh tế xã hội của địa phương. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục càng cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có đủ các phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo để đáp ứng được công cuộc đổi mới tiến tới xây dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá. Với tinh thần đó Trường THCS Trực Chính xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2017 và tầm nhìn đến năm 2021.

           Chiến lược phát triển giáo dục Trường THCS Trực Chính giai đoạn 2012 – 2017 và tầm nhìn đến năm 2021 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng để cho các quyết sách của Hội đồng trường và các hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh trong trường đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả cao. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp các yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC

  1. Phân tích môi trường

1.1. Đặc điểm tình hình

          Năm học 2011 – 2012(tính đến thời điểm tháng 05/2012) Trường THCS Trực Chính có 10 lớp học với 311 học sinh. Xếp loại học lực cuối kì: loại Giỏi: 29 em = 9,3 %, loại Khá: 164 em = 52,7 %; loại TB: 88 em = 28,3 %; loại Yếu 30 em = 9,6 %;

Xếp loại hạnh kiểm: loại Tốt: 228 = 92,6 %; loại Khá: 81= 26 %; loại TB: 2 = 0,6 %; loại Yếu: 0%.

          Đội ngũ giáo viên: tính đến 1/1/2012 trường có 29 cán bộ giáo viên, công nhân viên, trong đó: Cán bộ quản lý: 2, giáo viên: 26, nhân viên hành chính: 3.Về trình độ chuyên môn đào tạo: đại học: 12, Cao đẳng: 21, TC: 02. Về trình độ trung cấp lý luận chính trị: 01 đồng chí.

1.1.1. Môi trường bên trong

  1. Mặt mạnh

           Công tác quản lý của nhà trường: có kế hoạch cụ thể theo từng tháng, tuần, được tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện khá tốt quy chế dân chủ, tính công khai minh bạch được thể hiện rõ qua từng hoạt động.

           Tập thể giáo viên nhà trường nhiệt tình, tâm huyết với nghề, nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, đa số giáo viên thành thạo tin học, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

           Đa số các em học sinh của trường ngoan, có ý thức học tập tốt, có chí tiến thủ, nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi, đạt giải qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.

          Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trực Ninh, Đảng uỷ, chính quyền địa phương và đại đa số nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, ngày càng đầu tư bổ sung cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học của thầy và trò nhà trường.

  1. Mặt yếu

 Một bộ phận cán bộ giáo viên chưa gương mẫu trong công việc, chưa thực sự yêu nghề mến trẻ.

          Một bộ phận giáo viên chậm đổi mới, tính giáo dục toàn diện học sinh chưa cao, chỉ coi trọng việc dạy kiến thức, chưa quan tâm dạy kỹ năng sống cho học sinh.

           Chất lượng học tập chưa cao, chưa đồng đều ở các khối lớp, tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều; ý thức học tập, tu dưỡng ở một bộ phận học sinh còn yếu.

          Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học còn nghèo nàn.

          Địa phương còn nghèo, nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nguồn thu hạn hẹp nên nhiều phụ huynh phải đi làm xa nhà, không có điều kiện quan tâm giáo dục con em thường xuyên.

1.1.2. Môi trường bên ngoài

  1. Cơ hội

           Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, sự quan tâm chỉ đạo của đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt sự quan tâm phối kết hợp của các bậc cha mẹ học sinh.

           Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, ý thức đối với sự nghiệp giáo dục ngày càng cao, số lượng các gia đình đầu tư cho con em ăn học, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục có chiều hướng chuyển biến đi lên.

  1. Thách thức

           Một bộ phận cha mẹ học sinh còn ỷ lại, trông chờ vào nhà nước và các tổ chức xã hội, còn nặng về tư tưởng bao cấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nghèo nên phải đi làm ăn xa thiếu sự quan tâm tới con cái.

           Môi trường xã hội xung quanh ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng học tập của các em: tệ nạn xã hội như nghiện hút, các quán Internet, trò chơi điện tử thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng nªn vẫn còn một số học sinh trốn học đi chơi điện tử.

          Văn hoá xã hội phát triển chưa đồng đều ở các xóm, thanh thiếu niên thiếu điểm vui chơi tập thể, các tổ chức đoàn thể ở địa bàn dân cư hoạt động chưa thường xuyên nên chưa thu hút được học sinh.

1.2. Các vấn đề chiến lược

1.2.1. Danh mục vấn đề

  1. Tập trung cải tiến phương pháp dạy học.
  2. Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
  3. Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có tinh thần trách nhiệm với công việc, thực sự yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tự học tự bồi dưỡng, có tinh thần vượt khó.
  4. Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khoá, giáo dục truyền thống, thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”.

1.2.2. Nguyên nhân của vấn đề

  1. Phong trào cải tiến phương pháp dạy học đã và đang thực hiện, nhiều khi vẫn chỉ là hình thức do các nguyên nhân cơ bản sau:

           – Chương trình dạy học quá tải, nặng về kiến thức hàn lâm, thiếu thực tiễn;

          – Trang thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu, không đồng bộ, chất lượng của thiết bị dạy học thấp, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy;

          – Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa chăm chỉ học tập còn mải chơi;

          – Nhận thức của một số giáo viên chưa cao, mang tính bình quân chủ nghĩa, cơ chế quản lý, chế độ khuyến khích giáo viên dạy giỏi chưa phù hợp, bình quân thu nhập của giáo viên còn thấp, đời sống của cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.

  1. Rèn kỹ năng sống cho học sinh:

           – Tài liệu giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh chưa được biên soạn riêng, chủ yếu là lồng ghép vào các bộ môn;

          – Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường chưa thực sự hiệu quả;

         – Các tai tệ nạn xã hội ngày càng có xu hướng phát triển theo chiều hướng phức tạp, thanh thiếu niên ngày càng dễ tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội, lối sống buông thả;

          – Còn một số giáo viên chưa thực sự gương mẫu, chưa tự rèn kỹ năng sống cho bản thân nên thiếu niềm tin ở học sinh.

  1. Xây dựng đội ngũ

          – Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa tận tâm với công việc, chuyên môn nghiệp vụ chưa vững vàng, chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong giờ lên lớp;

          – Một bộ phận chưa nhiệt tình với công việc, cái “tôi” còn nặng nề, nặng về quyền lợi cá nhân mà coi nhẹ lợi ích tập thể. Tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể chưa cao;

          – Một vài trường hợp ngại khó, chưa tự nghiên cứu để có giải pháp giáo dục học sinh cho phù hợp, ngại sử dụng ®ồ dùng dạy học làm cho tiết học đơn điệu, tẻ nhạt không hứng thú.

1.2.3. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết

  1. Tăng cường quản lý đội ngũ, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chủng loại, tỷ lệ đạt trên chuẩn cao, phấn đấu đến năm 2021 có trên 60% giáo viên có trình độ đại học, 100% cán bộ quản lý có trình độ Trung cấp chính trị và quản lý giáo dục.
  2. Tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học.
  3. Tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh. Làm tốt công tác kết hơp: dạy chữ – dạy nghề – dạy người. Ngày càng nâng tỷ lệ học sinh khá giỏi, giảm tỷ lệ yếu kém.
  4. Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp; trường học thân thiện, học sinh tích cực, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi tập thể và các hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
  5. Định hướng chiến lược

2.1. Sứ mệnh

Giáo dục cho các thế hệ học sinh có tinh thần vượt khó, có chí tiến thủ, có đủ năng lực và tri thức để đáp ứng được công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại đại hoá đất nước; phấn đấu trở thành người công dân có ích phụng sự cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sánh vai với các cường quốc năm châu.

2.2. Giá trị

          – Biết vượt khó trong học tập;

          – Có tính kiên trì và nhẫn nại;

          – Có lối sống lành mạnh, biết ứng xử tốt trong mọi tình huống;

          – Có lập trường tư tưởng vững vàng, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng;

          – Khoẻ mạnh cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

2.3. Tầm nhìn

          Phát huy truyền thống của một trường có bề dày lịch sử, có truyền thống hiếu học và luôn vượt qua mọi khó khăn thử thách để vượt lên chính mình, là nơi để các bậc cha mẹ học sinh tin tưởng gửi gắm con em mình học tập rèn luyện để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa công bằng, dân chủ, văn minh.

  1. Mục tiêu chiến lược

3.1. Mục tiêu chung

          Trong mọi điều kiện, thầy và trò nhà trường quyết tâm phấn đấu xây dựng môi trường học tập lành mạnh, có kỷ cương, nề nếp; có chất lượng giáo dục cao; phấn đấu để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng của mình. Trong mọi điều kiện, quyết tâm phấn đấu xây dựng nhà trường thành trung tâm văn hoá chính trị của địa phương, mang đậm bản sắc dân tộc kết hợp với nét đẹp hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.

3.2: Mục tiêu cụ thể

3.2.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ

          – Năng lực chuyên môn của cán bộ, giáo viên phấn đấu được kiểm định đánh giá đạt loại khá, tốt từ 85% trở lên.

          – Phấn đấu đến năm 2017 đạt 70% cán bộ, giáo viên, công nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính, có Website riêng, có hòm thư điện tử. 100% cán bộ quản lý trên chuẩn, có trình độ Trung cấp lý luận chính và quản lý giáo dục

– Phấn đấu đến năm 2021 có trên 70% giáo viên có trình độ Đại học.

– Phấn đấu trong suốt thời gian thực hiện chiến lược không có cán bộ, giáo viên và học sinh vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng mất đoàn kết, khiếu kiện vượt cấp.

– Phấn đấu đến năm 2021 trường đứng trong tốp 10 của huyện về kết quả thi vào THPT.

3.2.2. Quản lý học sinh

– Quy mô phát triển: Số lớp học: duy trì 10 lớp

Số học sinh: Từ 300 đến 330 học sinh

– Chất lượng giáo dục:

+ Tỷ lệ học sinh khá giỏi: 60%; trong đó 20% học sinh giỏi.

+ Tỷ lệ học sinh yếu kém dưới 5%, trong đó tỷ lệ kém dưới 1%.

+ Chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi: xếp trong tốp 5-10 của huyện.

– Xếp loại hạnh kiểm:

+ 96% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt; không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.

+ Học sinh được trang bị kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã héi tình nguyện, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, biết vượt khó vươn lên trong học tập, biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

3.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

– Huy động các nguồn lực xã hội đóng góp, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, tăng cường mua sắm thêm các trang thiết, tài sản phục vụ hoạt động dạy học.

– Xây dựng lán xe giáo viên, các khu vui chơi giải trí, khu học tập, sân tập đáp ứng đủ các yêu cầu của hoạt động dạy học. Phấn đấu đến năm 2018 được công nhận là trường đạt chuẩn “Xanh-sạch-đẹp-an toàn”.

– Xây dựng Logo và biểu tượng văn hoá tinh thần của nhà trường.

3.3. Khẩu hiệu và phương châm hành động

          – Khẩu hiệu hành động: Chất lượng giáo dục đi đôi với kỉ cương nền nếp là uy tín của nhà trường.

          – Phương châm hành động: Chất lượng giáo dục, hiệu quả các phong trào và sự tiến bộ của học sinh.

  1. Các giải pháp chiến lược

4.1. Đổi mới dạy học

          Chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực phẩm chất, trí tuệ, cái tâm, cái tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo đều phải hướng đến cái đích là người học.

          – Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tËp thể, gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường sử dụng thiÕt bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả hướng học sinh tới tự học, phát huy vai trò chủ động của học sinh trong học tập. Đảm bảo chắc chắn, mỗi bài dạy của giáo viên đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các bài dạy. Khắc phục triệt để tình trạng dạy chay…, xây dựng nhiều mô hình học tập phong phú: đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn theo luỹ tre xanh… để học sinh được tự học, tự trao đổi, tự tìm tòi kiến thức bài học.

          – Ngoài các hoạt động chính khoá cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cải tiến, đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức đa dạng, phong phú thu hút, lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia tạo không gian học tập ngoài lớp học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới giáo dục toàn diện học sinh.

4.2. Phát triển đội ngũ

          Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ – giáo viên – công nhân viên là nhiệm vụ của toàn thể hội đồng trường chứ không phải chỉ của riêng hiệu trưởng, xây dựng đội ngũ có tính chất hết sức quan trong, là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường.

          – Xây dựng đội ngũ phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo đủ trình độ chuẩn; có phẩm chất chính trị đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; biết sử dụng thành thạo máy tính; biết lập hòm thư điện tử và lập các Website riêng, biết thiết kế bài giảng điện tử và giáo án điện tử… có phong cách sư phạm mẫu mực, có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái… Đặc biệt tránh mọi biểu hiện quan liêu cöa quyền, gây mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ. Cần loại bỏ những trường hợp vi phạm pháp luật, phẩm chất đạo đức không tốt, không có chí tiến thủ, không tận tâm với công việc…

          – Tăng cường giáo dục pháp luật, tuyên truyền phổ biến các chủ trương đường lối của §ảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động, các phong trào thi đua tới toàn thÓ đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên.

          – Tăng cường chăm lo tới đời sống vật chất tinh thần của cán bộ giáo viên, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện đúng các chế độ công tác của giáo viên, phát huy tối đa năng lực sở trường của mỗi người không phân biệt bằng cấp, chế độ lao động hợp đồng hay biên chế.

4.3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ

          Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.

          – Từng năm tham mưu với cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, tham mưu với các cơ quan quản lý cấp trên cấp bổ sung trang thiết bị dạy học và thiết bị văn phòng; tiết kiệm nguồn chi từ ngân sách nhà nước, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí không thường xuyên để mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ học sinh để tu sửa, bảo dưỡng cơ sở vật chất và thiết bị sẵn có. Phấn đấu đến năm 2016 có đủ các phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn, quy hoạch khu sân chơi, bãi tập đảm bảo theo quy định.

          – Bảo quản, tu sửa kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, thất thoát các loại tài sản, chống lãng phí tài sản công, chống cung cách quản lý quan liêu, giao tài sản cho từng bộ phận và cá nhân phụ trách, quy định trách nhiệm cụ thể, tuyệt đối tránh biểu hiện phung phí…

          – Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn tin học, phòng học bộ môn. Phấn đấu đến năm 2016 có 70% giáo viên giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính, có hòm thư điện tử riêng. Từ năm 2017 nhà trường thiết lập xong cổng thông tin điện tử, hàng năm phấn đấu đều có các đội tuyển học sinh tham gia các cuộc thi trên Internet đạt kết quả cao…

4.4. Nguồn lực tài chính

          – Nguồn lực tài chính là điều kiện cần thiết để các hoạt động của nhà trường có thể duy trì và hoạt động có hiệu quả. Các nguồn lực tài chính trong trường có thể được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, sự đóng góp hỗ trợ của cha mẹ học sinh, từ ngân sách địa phương và các tổ chức xã hội khác.

          – Hàng năm, từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, bố trí chi trả đủ cho con người, phần chi thường xuyên và chi không thường xuyên được bố trí sử dụng hợp lý, tăng cường cho chi phí chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động dạy học, tiết kiệm chi để bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học.

          – Từ nguồn ngân sách địa phương, tham mưu cho chính quyền địa phương có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, tu sửa bổ sung phòng học; tham mưu với địa phương có sự hỗ trợ, động viên các thầy cô giáo nhân những ngày lễ lớn trong năm như khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11…

          – Huy động từ các nhà hảo tâm, các tổ chức kinh tế xã hội, từ các bậc cha mẹ học sinh đóng góp kinh phí tu sửa bổ sung cơ sở vật chất cho các lớp học, hỗ trợ các hoạt động cao điểm trong năm, khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi…

4.5. Hệ thống thông tin

          Trong thời đại hiện nay đang bùng nổ công nghệ thông tin, do đó hệ thống thông tin trong nhà trường phải được hoàn thiện và cập nhật tin tức hàng ngày. Chiến lược hệ thống thông tin đến năm 2017 cụ thể như sau:

– Củng cố, kết nối mạng Internet cho phòng tin học, các phòng chức năng, các máy tính phục vụ giảng dạy của các tổ chuyên môn, các máy tính cho phòng cán bộ quản lí, công đoàn, thư viện. Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Lập Website và hßm th­ ®iÖn tö của nhà trường.

          – Tổ chức hướng dẫn tạo blog – email cho toàn thể giáo viên, kết nối trực truyến các trang Web của giáo viên. Tạo điều kiên phấn đấu đến năm 2016 đạt trên 70% đội ngũ cán bộ giáo viên thành thạo về công nghệ thông tin.

          – Từng bước xây dựng quy chế quản lý hòm thư điện tử và sử dụng mạng Internet, tăng cường việc chỉ đạo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm bớt hội họp và kinh phí in ấn. Các thông tin, bài viết, tài liệu đã được đăng tải trên Website của trường được coi là tài liệu chính thức. Phấn đấu toàn bộ các dữ liệu quản lý giáo viên và học sinh nhà trường đều được đăng tải trên Website của trường.

          – Tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh mạng.

          – Sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin truyền thanh trong trường. Các tin tức về hoạt động của thầy và trò nhà trường luôn được thông tin cập nhật, tuyên truyền rộng rãi. Ngoài ra bảng tin của nhà trường cũng phải được cập nhật thông tin liên tục. Thông tin tuyên truyền các văn bản pháp quy về giáo dục trên hệ thống thông tin truyền thanh của xã . Thông tin liên lạc với cha mẹ học sinh bằng sổ liên lạc, điện thoại, thông báo nhanh, qua dịch vụ mạng…

4.6. Quan hệ với cộng đồng

          – Phải quan tâm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Giải quyết tốt mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội trong công tác quản lý giáo dục học sinh.

          – Kết hợp tốt với các ban ngành đoàn hội, các tổ chức xã hội trong xã trong công tác quản lý, giáo dục học sinh. Cần tham mưu để các tổ chức này đưa vào chương trình hành động, thi đua về công tác giáo dục con cái. Phấn đấu mỗi tổ chức đoàn hội có quỹ khen thưởng động viên con em của các hội viên đạt thành tích cao trong học tập như đạt học sinh giỏi, thi đỗ vào THPT, cao đẳng, đại học…

          – Kết hợp tốt với hội khuyến học xã, các chi hội khuyến học các cơ sở , các dòng họ để làm tốt công tác khuyến học khuyến tài, thi đua khen thưởng. Kết hợp với hội cựu giáo chức trong công tác tham mưu cho ban công tác mặt trận các xóm, tuyên truyền cho nhân dân về sự nghiệp giáo dục, nhân điển hình về học tập như dòng họ Lê, họ Phạm…

          – Phối kết hợp và liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh, với Ban đại diện cha mẹ học sinh để thông báo thông tin về sự tiến bộ cũng như khuyết điểm của các em. Thực hiện họp phụ huynh học sinh định kỳ từ 2 – 3 lần/năm, ngoài ra có gặp gỡ liên hệ bất thường với những trường hợp đặc biệt. Có những trường hợp cá biệt, ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm sẽ gặp gỡ trực tiếp cha mẹ học sinh tại nhà. Thông báo công khai trung thực kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tới cha mẹ các em, cập nhật điểm vào phần mềm trong máy. Tuyệt đối không vì tình cảm cá nhân mà nâng đỡ hay vì định kiến mà trù dập học sinh

4.7. Lãnh đạo và quản lý

          Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban bí thư Trung ương §ảng xác đinh: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt quyết định đến sự thành công hay không thành công của một trường học”. Chiến lược phát triển đến năm 2017 cụ thể là:

          – Phẩm chất đạo đức, tác phong của cán bộ quản lý: cán bộ quản lý nhà trường phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động. Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm túc các chủ trương đường lối của §ảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương, có tâm – tầm – tài. Cán bộ quản lý phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo đội ngũ, thu hút người tài, sử dụng đội ngũ có hiệu quả…Có tác phong làm việc công nghiệp và khoa học, biết đón đầu trong mọi công việc, không vụ lợi, không vì mục đích các nhân mà quên lợi ích tập thể.

          – Chỉ đạo các hoạt động của nhà trường: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, cụ thể hoá từng nội dung và triển khai tới toàn thể hội đồng trường. Hệ thống các văn bản của trường phải hợp chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục THCS, phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành. Quy định rõ ràng trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong từng lĩnh vực, từng phong trào thi đua trong trường.

          – Kiện toàn công tác tổ chức trong nhà trường: tổ chuyên môn, thư viện, tài vụ, văn phòng, hành chính…Kiện toàn công tác lãnh đạo các tổ chuyên môn, các đoàn thể, các ban, các hội đồng tư vấn như: hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tuyển sinh, ban lao động, ban kiểm tra…. tất cả các ban, các hội đồng đều có quyết định thành lập, ®ược xây dựng cụ thể trong kế hoạch năm học hàng năm.

          – Tăng cường chỉ đạo công tác hành chính trong nhà trường: công tác văn thư lưu trữ, công tác tài chính, quản lý tài sản theo đúng luật định, công khai, minh bạch. Làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, chống tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa các hiện tượng nhũng nhiễu, hạch sách, trù úm người học…Triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, trong sử dụng tài sản nhà trường. Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên: tài nguyên công nghệ thông tin, chất xám, con người…

          – Triển khai các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong trường: cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, sáng tạo và tự học”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học tích cực”, phong trào tự quản – tự phòng – tự bảo vệ…

          – Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục: nguồn  tài chính, nguồn nhân lực, nguồn thông tin…Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các tổ chức từ thiện, nguồn kinh phí hỗ trợ của địa phương. Nguồn nhân lực: bố trí đủ số cán bộ – giáo viên công nhân viên về số lượng, đúng chủng loại, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, có tinh thần trách nhiệm, thực sự yêu nghề, mến trẻ. Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời, chăm lo tốt cho đời sống CB GV. Nguồn thông tin phải đảm bảo thông tin hai chiều, nắm bắt kịp thời và xử lý thông tin nhanh nhạy có hiệu quả.

          – Từng bước xây dựng thương hiệu trường, xây dựng uy tín trong ngành, trong đảng bộ và nhân dân địa phương. Chọn logo và biểu tựơng, chọn khẩu hiệu hành động của trường, làm cho mọi cá nhân trong trường đều thấy được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các mục tiêu chiến lược của trường.

  1. Đề xuất tổ chức thực hiện

5.1. Cơ cấu tổ chức

          – Phổ biến chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2012 – 2017 và tầm nhìn đến năm 2021 rộng rãi trong toàn trường, lấy ý kiến rộng rãi để hoàn chỉnh, sau đó ra quyết định ban hành. Chiến lược chính thức được xin ý kiến của cơ quan chủ quản, của đảng uỷ, chính quyền địa phương và được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, các bậc phụ huynh và các em học sinh đồng thời được đăng tải trên Website của trường.

          – Thành lập ban chỉ đạo chiến lược gồm cấp uỷ chi bộ, ban giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, ban chấp hành công đoàn cùng trưởng các đoàn thể trong trường. Ban chỉ đạo có chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh kế hoạch sau từng giai đoạn sát  với thực tế của địa phương, của nhà trường. Hàng năm hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học phải căn cứ vào kế hoạch chiến lược, chỉ đạo các bộ phận, các đoàn thể xây dựng kế hoạch theo chiến lược. Tất cả các hoạt động trong trường, hoạt động của từng cá nhân đều nhắm đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược.

5.2. Chỉ đạo thực hiện:

          – Giai đoạn 1: Từ năm 2012 – 2015

          + Nâng cáo nhận thức cho cán bộ, giáo viên và công nhân viên về mục đích ý nghĩa của kế hoạch chiến lược, thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

          + Xây dựng Logo, biểu tượng, khẩu hiệu hành động…

          + Chuẩn bị các tài liệu tập huấn cho giáo viên và học sinh

          + Nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn.

Phấn đấu đạt các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia

          – Giai đoạn 2: 2015 – 2017

 Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, tỷ lệ phổ cập. Kỹ năng sống của học sinh được hoàn thiện, trường đạt các tiêu chuẩn của trường học thân thiện, học sinh tích cực. Duy trì tốt các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt các tiêu chí đạt trªn 90% các chỉ số của kiểm định chất lượng giáo dục

          – Giai đoạn 3: 2017 – 2018

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt chú ý giáo dục kỹ năng sống, định hướng phân luồng tốt cho học sinh sau THCS. Duy trì tốt các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, Phấn đấu đạt các tiêu chí của trường xanh- sạch-đẹp-an toàn

+ Trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.

– Giai đoạn 4: 2018 – 2021

Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp, thi vào THPT xếp ở tốp 10 trường đầu của huyện. Duy trì vững chắc danh hiệu trường chuẩn quốc gia, trường xanh – sạch – đẹp – an toàn, trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.

5.3. Tiêu chí đánh giá

          Để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục, sử dụng bộ tiêu chí đánh giá kiểm định chất lượng và bộ tiêu chí đánh giá trường chuẩn quốc gia; sử dụng thông tư hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh; bộ tiêu chí đánh giá trường học thân thiện, học sinh tích cực của bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sau từng năm và từng giai đoạn.

5.4. Hệ thống thông tin phản hồi

– Ban giám hiệu, hội đồng trường phải luôn luôn nắm bắt thông tin hai chiều. Cung cấp thông tin cho toàn thể cán bộ, GV, CNV, phụ huynh và học sinh về tiến độ thực hiện kế hoạch chiến lượng, đồng thời nắm bắt thông ngược để kịp thời điêù chØnh kế hoạch chi phù hợp. Hàng kỳ, hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, tổng kết theo từng giai đoạn để đánh giá sự tiến bộ, báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên và chính quyền địa phương về mức độ tiến bộ của đơn vị đồng thời xin ý kiến chỉ đạo sát sao kịp thời để bản kế hoạch chiến lược thực sự đạt hiệu quả cao. Thường xuyên cập nhật thông tin trên Website, kiểm tra thông tin mạng để đảm bảo thông tin của trường luôn chính xác, là cơ sở để mọi thành viên của hội đồng và phụ huynh học sinh tra cứu và có cơ sở để phản hồi thông tin cho nhà trường.

5.5. Phương thức đánh giá sự tiến bộ

Để bản kế hoạch chiến lược được thực sự triển khai có hiệu quả, hàng năm hội đồng trường tổ chức đánh giá theo kế hoạch chiến lược. Đánh giá sự tiến bộ chủ yếu qua thống kê kết quả học tập của học sinh, chất lượng đại trà, chất lượng học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh thi vào THPT, ĐH, CĐ và chất lượng phổ cập GDTHCS, PCGD bậc TrH, kết quả rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống của học sinh. Đánh giá sự tiến bộ thông qua kết quả hội thi tay nghề các cấp, tỷ lệ giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, tỷ lệ giáo viên giỏi việc trường, đảm việc nhà…Ngoài ra cần phải đánh giá về mức độ phát triển cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, công tác quản lý và các mặt công tác khác trong nhà trường theo quy chế đánh giá xếp loại trường phổ thông.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trước sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong xu thế đất nước đang hội nhập và phát triển, trước hết mỗi cán bộ giáo viên công nhân viên phải có nhận thức sâu sắc: cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển với những bước nhảy vọt, để phát triển đất nước, trước hết phải phát triển kinh tế tri thức – đây là một trong những mấu chốt để phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc. Những xu thế đó đã tạo ra các yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến mọi lĩnh vực xã hội, trong đó có giáo dục. Để phát triển được kinh tế đòi hỏi người lao động phải có trình độ kỹ thuật cao, đòi hỏi chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng cao. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá, quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Xây dựng chiến lược là việc làm không thể thiếu đối với mỗi cơ sở giáo dục, mỗi nhà trường. Trường THCS Trực Chính là đơn vị có bề dày lịch sử, nhân dân Trực Chính có truyền thống cách mạng vẻ vang, là đơn vị được phong tặng danh hiệu anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có truyền thống hiếu học và có số học sinh thành đạt ngày càng tăng cao. Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù còn nhiều khó khăn song chắc chắn thầy và trò nhà trường sẽ quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch chiến lược đã được xây dựng. Trường THCS Trực Chính kêu gọi toàn đảng bộ và nhân dân xã nhà, toàn thể cán bộ – giáo viên – công nhân viên, các bậc phụ huynh, các em học sinh, các nhà hảo tâm, những học sinh thành đạt của địa phương hãy tin tưởng và quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch chiến lược này./.